Đất thổ cư là gì? Các thủ tục liên quan cần nắm rõ
Đất thổ cư, được biết đến với giá trị cao nhất trong các loại đất, là mục tiêu chuyển đổi của nhiều hộ gia đình, công ty hay doanh nghiệp từ đất nông nghiệp. Đất thổ cư, về cơ bản, là loại đất được phép xây dựng nhà ở và công trình khác theo quy định. Quá trình chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất thổ cư không chỉ đơn giản là nâng cao giá trị sử dụng đất mà còn tuân theo một quy trình pháp lý cụ thể, bao gồm việc nộp đơn xin chuyển đổi, chứng minh mục đích sử dụng hợp lý và thanh toán các khoản phí liên quan.
Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về đất thổ cư, bao gồm định nghĩa, giá trị, và hướng dẫn chi tiết về cách thức tiến hành chuyển đổi, giúp người dân hiểu rõ về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình này.
Đất thổ cư là gì?
Tùy theo mục đích sử dụng mà đất đai đã được phân chia thành 3 nhóm chính: đất phi nông nghiệp; đất nông nghiệp; đất chưa sử dụng. Cụ thể từng loại như sau:
Nhóm đất nông nghiệp
Loại hình này bao gồm đất trồng cây hàng năm như: trồng lúa; trồng cây hàng năm khác; đất trồng cây lâu năm; đất rừng sản xuất; đất rừng phòng hộ; đất rừng đặc dụng; đất nuôi trồng thủy sản; đất làm muối; đất nông nghiệp khác.
Nhóm đất phi nông nghiệp
Bao gồm có: đất ở; đất xây dựng các trụ sở cơ quan; đất dùng cho mục đích quốc phòng và an ninh; đất xây dựng cho các công trình sự nghiệp; đất thương mại dịch vụ;…
Nhóm đất chưa sử dụng
Đây là những loại đất chưa được xác định mục đích sử dụng và được gọi với cái tên là đất thổ cư. Đây là cách gọi phổ biến của người dân dùng để chỉ đất ở tại nông thôn được ký hiệu ONT; đất tại đô thị có ký hiệu ODT. Hiểu theo chiều hướng khác thì đất thổ cư là loại đất không theo quy định của pháp luật đất đai mà chỉ là cách gọi của người dân.
Trong Luật Đất đai 2013, khoản 1, điều 125 cho hay: đất ở do hộ gia đình và cá nhân sử dụng là loại đất được sử dụng ổn định và lâu dài, không xác định thời hạn sử dụng chứ không phải là có thời hạn sử dụng vĩnh viễn.
Phân loại đất thổ cư
Câu hỏi tiếp theo nhiều người tìm hiểu là đất thổ cư có bao nhiêu loại? Hiện nay, loại đất thổ cư gồm có 2 loại chính: Đất thổ cư đô thị; đất thổ cư nông thôn. Mỗi loại đều có những đặc điểm riêng khác nhau.
Đất thổ cư đô thị
Theo nội dung điều 144 Luật Đất đai 2013 thì đất thổ cư đô thị (có ký hiệu là ODT) chính là loại đất dùng để xây dựng nhà ở; công trình đời sống tại các KDC đô thị. Trong pháp luật thì loại đất đai này có chính sách riêng khác nhau từ thuế; hạn mức sử dụng đất, thời gian cấp phép xây dựng.
Đặc điểm chính của đất thổ cư đô thị như: được quản lý bởi các đơn vị có thẩm quyền là quận; thành phố; thị xã; khu dân cư quy hoạch mới của đô thị mới;…
Đất đô thị thường sẽ bao gồm: đất xây dựng công trình phục vụ cho cuộc sống; xây dựng nhà ở; xây dựng vườn; ao nằm trong cùng một thửa đất thuộc KDT.
Đất thổ cư nông thôn
Điều 143 Luật Đất đai 2013 cho hay rằng, đất thổ cư nông thôn hay còn gọi là OTN được xã quản lý thuộc khu vực nông thôn. Đối với loại đất thuộc KĐT đang trong quá trình quy hoạch lên thành phố sẽ không được gọi là đất ở nông thôn.
Đặc điểm của loại hình đất ở nông thôn được ưu tiên cho cấp phép xây dựng vườn; ao với các đặc điểm chính như:
- Ranh giới địa chính tại khu nông thôn và được xã quản lý
- Có các chính sách về thuế, quy hoạch riêng
Còn trong khoản 1, Điều 143 Luật Đất đai 2013 thì đất thổ cư nông thôn đã được phân chia thành các loại như:
- Đất dành cho xây dựng nhà ở; đất do hộ gia đình tiến hành các công trình phục vụ cho đời sống
- Khu vực ao, vườn trong cùng thửa đất nằm trong KDC nông thôn
Vấn đề liên quan đất thổ cư
Trong quá trình tìm hiểu, sở hữu đất thổ cư sẽ khiến bạn có những thắc mắc. Chúng tôi sẽ cùng giải đáp các câu hỏi liên quan như sau
Thời hạn sử dụng đất thổ cư?
Đất thổ cư được chia thành 2 loại:
- Đất thổ cư có thời hạn sử dụng được quy định trong các loại giấy tờ đất và hợp đồng mua – bán đất. Thời hạn của loại đất này thường 20-50-70 năm.
- Đất thổ cư được sử dụng ổn định lâu dài có thời gian sử dụng phụ thuộc vào diện tích đất đã có thuộc trường hợp bị nhà nước thu hồi hay không.
Điều kiện tách thửa đối với đất thổ cư?
Diện tích tối thiểu để tách thửa đất thổ cư tại mỗi địa phương có quy định khác nhau. Vì thế mà điều kiện tách thửa cũng khác nhau. Theo như luật đất đai thì quy định về điều kiện tách thửa yêu cầu tuân thủ các điều kiện như sau:
- Đất yêu cầu phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyền sở hữu nhà ở và các loại tài sản khác gắn liền với đất
- Đất tách thửa không có xảy ra tranh chấp
- Đất tách thửa không nằm trong các trường hợp: bị kê biên tài sản; thuộc các dự án phát triển nhà ở; đấu giá quyền sử dụng đất theo quy hoạch; khu vực đã có thông báo thu hồi đất;…
Diện tích tách thửa tối thiểu theo quy định tại Điều 143, 144 Luật Đất đai 2013 và khoản 31 Điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP do UBND quy định.
Trong trường hợp bạn có nhu cầu chuyển nhượng mục đích sử dụng đất từ đất trồng cây lâu năm lên đất thổ cư cần phải nhận được sự đồng ý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Các vấn đề liên quan về chuyển nhượng quý khách hàng và bạn đọc liên hệ trực tiếp tới UBND quận; huyện để nhận được sự giải thích rõ ràng nhất.
Kết luận
Trong bài viết này, chúng ta đã khám phá khái niệm về đất thổ cư là gì ? Cùng với các quy định pháp luật áp dụng, quy trình chuyển đổi mục đích sử dụng đất, và những lời khuyên hữu ích cho việc mua bán loại đất này. Hơn nữa, thông qua việc cập nhật kiến thức thường xuyên tại chuyên mục Kiến Thức Bất Động Sản, hy vọng rằng những thông tin này RICHSTAR LAND.vn sẽ cung cấp những hiểu biết bổ ích cho các nhà đầu tư, giúp họ ra quyết định thông minh trước khi đầu tư.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”