Bà Nguyễn Thị Phương Thảo CEO VietJet Air
Nguyễn Thị Phương Thảo được biết tới là nữ doanh nhân đầu tiên của phụ nữ Việt Nam có mặt trong bảng xếp hạng tỷ phú thế giới. Đây chính là danh sách bao gồm những người phụ nữ quyền lực vào hàng bậc nhất thế giới.
Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu các thông tin về người phụ nữ tỷ phú của Việt Nam ta nhé!
Tiểu sử bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo sinh vào ngày 7 tháng 6 năm 1970 tại TP Hà Nội. Bà được biết tới là một nữ doanh nhân, tổng giám đốc điều hành VietJet Air; phó chủ tịch thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank;…. Bà chính là người Việt Nam thứ 2 được Forbes ghi nhận là tỷ phú USD và chỉ đứng sau ông Phạm Nhật Vượng.
Bà từng theo học trường THPT chuyên Hà Nội – Amsterdam, sau đó đi du học và có thành tích xuất sắc, trở thành cử nhân kinh tế chuyên ngành Tài chính tín dụng. Bà Nguyễn Thị Phương Thảo đã bước chân vào thương trường khi là sinh viên năm thứ 2 khi nắm bắt cơ hội thị trường Đông Âu đang thiếu thốn hàng tiêu dùng. Tại đây, bà đã kinh doanh đa dạng các mặt hàng như: điện tử; máy tính; đồng hồ; nông sản;… Cùng với đó bà cũng đã đưa về thị trường Việt Nam các mặt hàng khan hiếm như: sắt thép; phân bón;…
Nhận thấy tiềm năng từ lĩnh vực hàng không nên VietJet Air đã được thành lập từ 3 cổ đông chính gồm: Tập đoàn T&C; Sovico Holdings; HDBank có tổng số vốn điều lệ ban đầu là 600 tỷ VND (tương đương 37.5 triệu USD. Hãng đã được cấp phép vào tháng 11 năm 2007, trở thành hãng hàng không tư nhân đầu tiên và là hãng hàng không thứ tư của Việt Nam.
Sự nghiệp Bà Nguyễn Thị Phương Thảo
Sau thời gian du học ở nước ngoài và trở về Việt Nam, bà đã góp vốn và trở thành cổ đông của Ngân hàng Techcombank; VIB -các ngân hàng tư nhân đầu tiên tại Việt Nam. Tài sản của bà phần lớn tới từ cổ phần tại VietJet và Dragon City (Phú Long) – một dự án bất động sản có tổng diện tích 65 ha tại TP Hồ Chí Minh.
Bên cạnh việc là cổ đông lớn nhất của VietJet Air thì Tập đoàn Sovico Holdings của gia đình bà đã mua lại dự án Furama Resort Danang vào năm 2005. Từ đó trở thành nhà đầu tư Việt Nam đầu tiên sở hữu, vận hành khách sạn 5 sao.
Tới ngày 9/3/2017, bà đã được tạp chí Forbes ghi tên trong danh sách các nữ tỷ phú USD trên thế giới vào năm 2017. Vào thời điểm đó, bà Thảo là tỷ phú đầu tiên của Việt Nam và toàn khu vực Đông Nam Á với tổng tài sản vào khoảng 1,7 tỷ USD.
Quá trình hoạt động của bà Nguyễn Thị Phương Thảo
- Giai đoạn 1988 – 1992: Sinh viên – Trường ĐH Kinh tế Quốc Dân Phêklanôp – Liên Bang Nga
- Giai đoạn 1993 – 1997: Sinh viên – Học viện Kinh doanh Quốc tế Matxcơva – Liên Bang Nga
- Giai đoạn 1993 – 1997: Sinh viên – Đại học Nghệ thuật hiện đại
- Giai đoạn 1992 – 2007: Phó Chủ tịch – Công ty Cổ phần Sovico
- Giai đoạn 2007 – 10/2008: Chủ tịch điều hành – Công ty Cổ phần Sovico
- Giai đoạn 1/2005 – 12/2005: Cổ đông – Sáng lập viên – Ngân hàng TMCP Quốc tế
- Giai đoạn 1/2006 – 12/2006: Cổ đông – Thành viên HĐQT – Ngân hàng TMCP Techcombank
- Giai đoạn 11/2008 – nay: Chủ tịch – Công ty Cổ phần Sovico
- Giai đoạn 2007 – nay: Phó Chủ tịch HĐQT, TGĐ – Công ty CP Hàng Không VietJet
- Giai đoạn 2005 – nay: Thành viên Ban Chấp hành – Hội hữu nghị Việt Nga
- Giai đoạn 2003 – nay: Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT – Ngân hàng TMCP Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh
Nguyễn Thị Phương Thảo và ngành hàng không
Vietjet – hãng hàng không tư nhận đã được nhận giấy phép số 1 hiện thực ước mơ bay của người dân trong và ngoài nước. Để có thể cất cánh bay, Vietjet đã có một thời gian dài để chuẩn bị cẩn thận về mọi mặt nhằm đảm bảo sự thành công, bay cao và bay xa hơn.
Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (tiếng Anh: Vietjet Aviation Joint Stock Company) được biết tới là thương hiệu Vietjet Air hay Vietjet. Đây là hãng hàng không tư nhân đầu tiên của Việt Nam ngoài việc vận chuyển hàng không thì còn cung cấp các nhu cầu tiêu dùng hàng hóa và dịch vụ qua các ứng dụng công nghệ thương mại điện tủ. Vietjet đã trở thành thành viên chính thức của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA) đạt Chứng nhận An toàn Khai thác (IOSA).
Hiện nay, Vietjet đang tiến hành khai thác 78 tàu bay A320; A321; A330 với hơn 400 chuyến bay mỗi ngày, tương đương đã vận chuyển hơn 100 triệu lượt hành khách. Vietjet có 139 đường bay gồm 48 đường nội địa tại các tỉnh thành Việt Nam và 95 đường bay quốc tế tới các nước như: Nhật Bản; Hồng Kông; Singapore;…
Vietjet đã có kế hoạch phát triển hệ thống mạng bay rộng khắp khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Đồng thời đang tiếp tục nghiên cứu, mở rộng các đường bay trong khu vực bằng việc ký kết hợp đồng mua sắm tàu bay thế hệ mới, hiện đại hơn với các hãng sản xuất máy bay lớn trên toàn thế giới.
Ghi dấu sự mở rộng bằng việc thành lập Thai VietJet Air vào ngày 26 tháng 6, 2013, tại trung tâm hội nghị quốc gia Plaza Athenée – Bangkok. Thai VietJet Air đã có chuyến bay đầu tiên vào ngày 29 tháng 3 năm 2015, các chuyến bay quốc tế được bắt đầu tư ngày 5 tháng 12 năm 2015.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”