Bản đồ miền Bắc – Cập nhật mới nhất 2023
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp có đường bờ biển trải dài từ Bắc – Nam. Tại một vùng miền đều có những nét đặc trưng riêng biệt, trong đó thì miền Bắc Việt Nam lại là nơi khởi nguồn của đất nước và cái nôi của văn hóa – lịch sử.
Thông tin bản đồ hành chính miền Bắc Việt Nam mới nhất 2023 với các lãnh thổ khác nhau, vị trí địa lý khác nhau của từng tỉnh, thành phố sẽ được chúng tôi cập nhật mới nhất, nhanh chóng tại đây.
Tổng quan bản đồ miền Bắc
Miền Bắc Việt Nam là 1 trong 3 khu vực trọng tâm về kinh tế – chính trị – văn hóa – giáo dục – xã hội của nước ta. Trước đây, miền Bắc có nhiều tên gọi khác nhau như: Đàng Ngoài; Bắc Hà; Bắc Thành; Bắc Kỳ; Bắc Bộ.
Địa hình của miền Bắc khá phức tạp và đa dạng gồm có: bờ biển; đồi núi; đồng bằng; lục địa. Cùng với đó, nền văn hóa của miền Bắc cũng phong phú bởi nơi đây được hình thành từ lâu đời. Địa thế, địa chất của khu vực đã phát triển từ lâu đời, được phong hóa mạnh mẽ. Bản đồ miền Bắc là một công cụ giúp bạn dễ dàng tìm hiểu và phân tích kỹ hơn về toàn cảnh khu vực miền Bắc hiện nay.
Vị trí địa lý miền Bắc trên bản đồ
Theo như bản đồ miền Bắc thì khu vực có chiều dài khoảng 1.650km; chiều ngang được đo từ Đông – Tây vào khoảng 600km. So với cả ba miền Trung; Nam của nước ta thì miền Bắc có chiều ngang lớn nhất.
Địa thế của miền Bắc nằm về phía cực Bắc của tổ quốc, ranh giới được xác định bởi:
- Phía Bắc: giáp Trung Quốc
- Phía Tây: Giáp nước Lào
- Phía Đông, phía Nam giáp miền Trung
Địa thế của miền Bắc có bề mặt thấp dần, hướng xuôi theo phía Tây Bắc – Đông Nam.
Khí hậu điển hình của miền Bắc
Khoảng nhiệt độ trung bình của miền Bắc ghi nhận ở mức tương đối cao, cùng với đó là độ ẩm lớn hơn so với hai miền còn lại. Nơi đây cũng có khí hậu đa dạng, phức tạp bởi chịu sự ảnh hưởng của khí hậu lục địa Trung Hoa nên khu vực mang tính chất lục địa gió mùa khá nhiều. Ngoài ra, một phần thuộc khu vực duyên hải có khí hậu cận nhiệt đới ẩm; gió mùa ẩm.
Vùng kinh tế tại miền Bắc
Miền Bắc được phân chia thành các vùng kinh tế bao gồm: Vùng Duyên Hải Bắc Bộ; Vùng Hà Nội; Hà Nội; Vùng Tây bắc; Vùng Đông Bắc. Mỗi vùng kinh tế ghi nhận sự phát triển đa dạng khác nhau, có những ngành nghề kinh doanh tạo điểm nhấn cho từng vùng.
Dân cư
Dân cư tập trung đông đúc tại miền Bắc, đặc biệt là khu vực đồng bằng sông Hồng. Đây là nơi đồng bằng được bồi đắp bởi dòng sông Hồng nên đất đai rất màu mỡ; nhiều phù sa được tích tụ nên phù hợp cho phát triển nông nghiệp.
Chủ yếu là dân tộc Kinh tập trung tại nơi đây với trình độ cao. Điều này khiến cho nền văn hóa của khu vực đã có từ rất lâu đời, trở thành cái nôi của nền văn hóa Việt. Chính bởi thế mà nền văn hóa tại đây đa dạng; phong phú với bản sắc văn hóa riêng. Với cảnh đẹp thiên nhiên ưu ái đã say đắm lòng người điển hình phải kể tới như vịnh Hạ Long tại Quảng Ninh đã được UNESCO công nhận là danh lam thắng cảnh nổi tiếng thế giới.
Điểm nhấn thú vị về các tỉnh thành của bản đồ miền Bắc
- Tỉnh có diện tích lớn nhất: Sơn La với diện tích 14,125 km2
- Tỉnh có diện tích nhỏ nhất của miền Bắc cũng như Việt Nam: Bắc Ninh với tổng diện tích 823,1 km2
- Tỉnh, thành phố đông dân nhất: TP Hà Nội
- Tỉnh có dân số ít nhất: Bắc Kạn
- Tỉnh có địa hình không có núi: Hưng Yên; Thái Bình
- Tỉnh nhiều sông ngòi nhất miền Bắc: Lạng Sơn với hệ thống sông Kỳ Cùng; sông Thương; sông Trung; sông Hóa…
- Tỉnh có đường biên giới dài nhất: Cao Bằng có hơn 300km đường biên giới
Các vùng trên bản đồ miền Bắc
Trên bản đồ miền Bắc thì khu vực này được phân chia thành 3 vùng khác nhau bao gồm:
Vùng đồng bằng sông Hồng
Bao gồm 10 tỉnh: Hà Nội; Vĩnh Phúc; Bắc Ninh; Hà Nam; Hưng Yên; Hải Phòng; Hải Dương; Nam Định; Thái Bình; Ninh Bình. Khu vực có đất đai màu mỡ, phù sa thuận tiện cho phát triển nông nghiệp. Đồng Bằng sông Hồng lớn thứ 2 cả nước chỉ đứng sau đồng bằng sông Cửu Long khi được bồi đắp phù sa bởi hai con sông lớn: sông Hồng; sông Thái Bình.
Dải nhiệt độ của vùng thuộc khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới gió mùa; có 4 mùa quanh năm với nhiệt độ trung bình trong khoảng từ 22,5 – 23,5 độ C. Điểm du lịch nổi tiếng của khu vực gồm: Tam Đảo (Vĩnh Phúc); Chùa Hương (Hà Nội); Chùa Tam Chúc (Hà Nam); Đền Trần – Chùa Tháp (Nam Định); Chùa Dâu (Bắc Ninh); Chùa Côn Sơn (Hải Dương); Đền Chử Đồng Tử (Hưng Yên); biển Đồng Châu (Thái Bình); Tràng An (Ninh Bình); Cát Bà (Hải Phòng);…
Vùng Tây Bắc
Gồm 6 tỉnh miền núi Lào Cai; Sơn La; lai Châu; Điện Biên; Yên Bái; Hòa Bình. Nơi đây là vùng trung du miền núi Bắc Bộ có địa hình cao; khí hậu bốn mùa mát mẻ, thậm chí có tuyết rơi với mùa đông. Thiên nhiên đã ưu ái cho vùng này vẻ đẹp hùng vĩ, đẹp mắt thu hút du khách trong và ngoài nước với ruộng bậc thang trải dài; cây cối xanh tốt quanh năm.
Các điểm đến du lịch nổi tiếng và hấp dẫn cho mọi du khách khi tới du lịch Tây Bắc có thể kể tới như: Sapa (Lào Cai); Mộc Châu (Sơn La); Mù Cang Chải (Yên Bái); Điện Biên Phủ (Điện Biên); Mai Châu (Hòa Bình); Hang Tiên Sơn (Lai Châu); Đèo Pha Đin;…
Vùng Đông Bắc
9 tỉnh miền Bắc gồm Cao Bằng; Bắc Kạn; Lạng Sơn; Hà Giang; Bắc Giang; Tuyên Quang; Thái Nguyên; Phú Thọ; Quảng Ninh.
Điểm du lịch nổi bật của khu vực Đông Bắc Bộ gồm: Thác Bản Giốc (Cao Bằng); cột cờ Lũng Cú (Hà Giang); Hồ Ba Bể (Bắc Kạn); Động Tam Thanh (Lạng Sơn); Vịnh Hạ Long (Quảng Ninh); KDL Tân Trào (Tuyên Quang); Hồ Núi Cốc (Thái Nguyên); Khu di tích Đền Hùng (Phú Thọ); Khu di tích thắng cảnh Suối Mỡ (Bắc Giang);…
Với các thông tin tổng hợp trong bài viết trên hi vọng sẽ cung cấp một số kiến thức về các tỉnh thành trên bản đồ hành chính miền Bắc nước ta.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”