Bản đồ miền Trung và các tỉnh thành miền Trung
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp có đường bờ biển trải dài từ Bắc – Nam. Tại mỗi vùng miền Việt Nam đều có những nét đặc trưng riêng. Miền Trung là khu vực nằm giữa hai miền Bắc – Nam và hội tụ hàng loạt các danh lam thắng cảnh tạo nhiều điều bất ngờ, trải nghiệm độc đáo cho mọi du khách. Cùng tìm hiểu về bản đồ miền Trung, các tỉnh miền Trung trong bài viết sau đây nhé!
Bản đồ hành chính Miền Trung Việt Nam
Miền Trung Việt Nam còn được gọi là Trung Kỳ, Trung Bộ; An Nam. Đây là một trong 3 vùng chính của Việt Nam với quy hoạch gồm 19 tỉnh + 1 thành phố. Bản đồ hành chính miền Trung là loại hình bản đồ cho biết giới hạn của miền Trung được trải dài từ Thanh Hóa – Bình Thuận.
Vị trí địa lý miền Trung
Từ bản đồ này sẽ giúp bạn dễ dàng hình dung được các điểm tiếp giáp của khu vực với miền Trung bao gồm:
- Phía Bắc: giáp với đồng bằng Sông Hồng, khu vực trung du và miền núi Bắc Bọ
- Phía Nam: giáp tỉnh Đồng Nai; Vũng tàu.
- Phía Tây: giáp nước Lào; Campuchia
- Phía Đông: giáp biển Đông
Khí hậu Miền Trung
Khí hậu Trung Bộ được xác định trên bản đồ miền Trung với hai khu vực chính: Bắc Trung Bộ; Duyên Hải Nam Trung Bộ. Trong đó:
- Khu vực Bắc Trung Bộ là toàn bộ phía Bắc của đèo Hải Vân có mùa đông thời tiết lạnh kèm mưa; mùa hè có gió mùa Tây Nam hay còn được gọi là gió Lào nên thời tiết khô hanh có nền nhiệt độ trong khoảng trên 40 độ C.
- Vùng Duyên hải Nam Trung Bộ: Gồm khu vực đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ là phía Nam của đèo Hải Vân. Mùa hè tại nơi đây thường có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, tràn qua dãy núi Trường Sơn tạo thời tiết khô nóng. Còn mùa đông thì gió mùa đông Bắc khi thổi tới đây bị suy yếu bởi bị chặn do dãy núi Bạch Mã.
Nhìn tổng thể thì dải đất miền Trung đã được bao bọc bởi dãy núi nằm chạy dọc theo bờ phía Tây, có sườn bờ biển tại phía đông cùng chiều ngang theo hướng Đông – Tây hẹ chỉ khoảng 50km thuộc tỉnh Quảng Bình.
Phân chia khu vực trên bản đồ miền Trung
Khi quan sát trên bản đồ Miền Trung có thể thấy được rằng nơi đây được phân chia thành 3 khu vực chính, mỗi vùng có các tỉnh bao gồm:
Vùng Bắc Trung Bộ
có 6 tỉnh được bố trí trải dài từ Bắc – Nam gồm Thanh Hóa; Nghệ An; Hà Tĩnh; Quảng Bình; Quảng Trị; Thừa Thiên Huế.
Bắc Trung Bộ là các dãy núi phía Tây nằm giáp với Lào có độ cao trung bình, thấp. Khu vực miền núi phía Tây thuộc tỉnh Thanh Hóa có độ cao trong khoảng từ 1000 – 1500m. Còn khu vực miền núi Nghệ An – Hà Tĩnh là khởi nguồn của dãy núi Trường Sơn với địa hình hiểm trở và có phần lớn là dãy núi cao bố trí nằm rải rác. Đồng bằng chiếm tổng diện tích 6.200km2 với
đồng bằng Thanh Hoá được bồi đắp phù sa từ sông Mã; Sông Chu đã chiếm nửa diện tích và chính là đồng bằng rộng nhất của khu vực Trung Bộ.
Cập nhật mới nhất T1.2023 thì vùng Bắc Trung Bộ có:
+3 Thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh: Thanh Hóa; Vinh; Huế.
+ 2 thành phố loại 2 gồm 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Hà Tĩnh; Đồng Hới
+ 5 đô thị loại 3 với 2 thành phố trực thuộc tỉnh: Sầm Sơn; Đông Hà ngoài ra còn có 3 thị xã: Bỉm Sơn. Cửa Lò. Kỳ Anh.
+ 12 đô thị loại 4 với 7 thị xã: Nghi Sơn; Thái Hòa; Hoàng Mai; Hồng Lĩnh; Ba Đồn; Quảng Trị; Hương Trà, Hương Thủy + 5 thị trấn: Lam Sơn; Sao Vàng; Ngọc Lặc; Hoàn Lão; Kiến Giang.
Vùng Nam Trung Bộ
Gồm 8 tỉnh gồm Đà Nẵng; Quảng Nam; Quảng Ngãi; Bình Định; Phú Yên; Khánh Hòa; Ninh Thuận; Bình Thuận.
Nơi đây là khu vực nằm cận giáp biển có địa hình đồng bằng ven biển có núi thấp và chiều ngang theo hướng Đông – Tây từ 40 – 50 km. Hệ thống sông ngòi tại vùng khá ngắn và dốc cùng bờ biển có chiều sâu với nhiều đoạn khúc khuỷu và thềm lục địa khá hẹp. Vùng đồng bằng có diện tích không lớn bởi sự thu hẹp diện tích của các dãy núi phía Tây. Vì thế mà vùng đồng bằng chủ yếu được bồi đắp bởi sông, biển và hình thành bám theo chân núi.
Khu vực Tây Nguyên
Bao gồm Kon Tum; Gia Lai; Đắc Lắc; Đắc Nông; Lâm Đồng
Tổng diện tích khu vực Tây Nguyên rộng 54.473,7 km2 có vị trí nằm thuộc phía Tây, Tây Nam Trung Bộ của phía Tây dãy Trường Sơn. Ranh giới của khu vực này được xác định bởi:
- Phía Tây: giáp 2 nước Lào và Campuchia
- Phía Đông: giáp khu vực kinh tế Nam Trung Bộ
- Phía Nam: giáp khu vực Đông Nam Bộ.
Địa hình nơi đây khá đa dạng, phức tạp gồm có cao nguyên núi đá với độ cao trong khoảng từ 250 – 2500m.
Các đơn vị hành chính của khu vực Tây Nguyên bao gồm:
- 3 thành phố loại 1 trực thuộc tỉnh: Pleiku, Buôn Ma Thuột, Đà Lạt
- 3 đô thị loại 3 gồm 3 thành phố trực thuộc tỉnh: Kon Tum, Gia Nghĩa, Bảo Lộc
- 14 đô thị loại 4 gồm 3 thị xã: An Khê, Ayun Pa, Buôn Hồ và 11 thị trấn: Plei Kần, Chư Sê, Quảng Phú, Ea Kar, Buôn Trấp, Phước An, Ea Drăng, Đắk Mil, Ea T’ling, Kiến Đức, Liên Nghĩa.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”