Hầm Thủ Thiêm và những ảnh hưởng đối với sự phát triển kinh tế Quận 2
Vị trí quan trọng của Hầm Thủ Thiêm tại Sài Gòn
Đường Hầm Thủ Thiêm nhận được sự quan tâm chú trọng của chính quyền thành phố và được thiết kế có nguồn gốc bắt đầu từ cầu Calmette kết nối giữa phía Thủ Thiêm, Q2 với Q1. Cửa hầm bên Q1 nằm trên Đại lộ Võ Văn Kiệt. Trong khi đó, cửa hầm đầu bên kia nằm trên đại lộ Võ Chí Công của Q2.
Hầm Thủ Thiêm mối liên kết giữa Q1 và Q2
TP đã có sự cân nhắc kĩ lưỡng về độ tĩnh không của cây cầu. Đặt trong bối cảnh phải duy trì hàng loạt các hoạt động khác trong khu vực thì các yếu tố về quốc phòng và an ninh luôn phải đặt lên hàng đầu.
Trong tương lai gần, TPHCM sẽ thực hiện nhiều kế hoạch xây cầu vượt sông Sài Gòn nối Q4, Q7 với KĐT Thủ Thiêm. Do vậy, khu vực này luôn sẵn sàng có một khoảng không thoáng đãng.
Ngày 21/11/2011, hầm Thủ Thiêm chính thức được đưa vào sử dụng và khai thác. Do nằm dưới đáy sông ở độ sâu lên đến 30m với kết cấu kín, nên công tác cứu hộ và đảm bảo an toàn cho người dân lưu thông di chuyển qua lại qua hầm là vấn đề cần đặc biệt chú trọng. Hệ thống cứu hộ gồm 10 xe đặc chủng, 90 lính cứu hỏa và tàu chữa cháy luôn túc trực ở gần hầm Thủ Thiêm để có thể hỗ trợ ứng cứu nhanh nhất.
Quá trình xây dựng Hầm Thủ Thiêm có những gì?
Theo như được biết, tổng toàn bộ thời gian xây dựng, thi công và hoàn thiện đưa vào sử dụng Hầm Thủ Thiêm lên đến gần 3000 ngày. Cần đến trên dưới 1500 nhân công. Tất cả đều là để mang đến một sản phẩm hoàn thiện và chất lượng tốt nhất. Hầm Thủ Thiêm được CĐT áp dụng hàng loạt các công nghệ kĩ thuật hiện đại tiên tiến nhất mà Việt Nam chưa bao giờ sử dụng, chính xác đến từng giây.
Quá trình xây dựng và thi công Hầm Thủ Thiêm được các cán bộ có kinh nghiệm và kiến thức trong trường đại học giám sát và theo dõi với mục đích theo sát diễn tiến độ để khi công trình hoàn thành và đưa vào sử dụng thì họ có thể viết giáo trình, sách về công nghệ đúc – dìm – thứ mà trước đây chỉ có thể dựa trên sách vở của các nước phương Tây.
Bước đầu tiên khi thi công xây dựng hầm Thủ Thiêm đó là phải thi công và xây dựng đường dẫn 2 đầu bờ sông. Con đường này gồm các vách tường chắn 2 bên và đường dẫn mặt đường có lối xuống lòng sông. Với 2 mặt cắt để có thể tiếp cận với các đốt hầm sẽ được dìm xuống sau này.
Để tiến hành thi công và xây dựng Hầm Thủ Thiêm, đáy sông Sài Gòn đã được nạo vét thành một con kênh. Toàn bộ giao thông đường thủy bị ngắt quãng trong 1 thời gian để lắp đặt 1 lượng khối bê tông tương đương với khối lượng bê tông có thể xây dựng một tòa nhà cao 25 tầng…
Sau hơn 3.000 ngày thi công và xây dựng, ước mơ kết nối 2 bên bờ sông của nhiều thế hệ người dân đã thành hiện thực. Sự ra đời của hầm Thủ Thiêm – hầm dìm đầu tiên và cũng là hâm dìm dài nhất Đông Nam Á được đưa vào hoạt động.
Phong cách thiết kế Hầm Thủ Thiêm
Được thiết kế theo phong cách kiến trúc khoa học và hạn chế kẹt xe là những tiêu chí được đánh giá hàng đầu khi bắt đầu thi công thiết kế và xây dựng Hầm Thủ Thiêm. Phía trong Hầm Thủ Thiêm được quy hoạch gồm 6 làn xe (2 x 3 x 3,5m) giúp cho việc di chuyển đi lại và thông thương giao thông trở nên dễ dàng, thuận tiện hơn.
Tổng chiều dài của hầm Thủ Thiêm lên đến trên dưới 1.490m và có điểm bắt đầu từ cầu Calmette phía Q1 chìm xuống dưới đáy sông Sài Gòn. Trong đó, lối vào hầm ở hai phía có thiết kế hình chữ U, phần nhánh có tổng chiều dài lên đến 400m.
Miệng hầm hai phía dài 720m. Còn phần hầm dìm dài 370m và được quy hoạch chia thành 4 đốt, phần này được thi công đúc riêng ở nơi khác và mỗi đốt có trọng lượng nặng 27.000 tấn.
Để đảm bảo an ninh, an toàn trong hầm, 37 cửa thoát hiểm được sắp xếp kĩ lưỡng cẩn thận. Bên cạnh đó, CĐT còn bố trí 49 camera kèm theo đó là rất nhiều hộp điện thoại gọi khẩn cấp. Nhân sự quản lý và vận hành hầm cũng được chia làm 3 ca, túc trực 24/24/7 không kể lễ, Tết. Mỗi năm, tổng chi phí duy trì, vận hành và bảo dưỡng hầm được ước tính lên đến khoảng 30 tỷ đồng.
Độ dốc của hầm Thủ Thiêm tối đa chỉ là 4%, các đốt hầm được làm bằng bê tông cốt thép. Nằm ngay phía dưới đáy sông cách mặt nước với khoảng cách 24m, hầm có mặt cắt ngang rộng 33,3m, chiều cao 8.9m, bề dày đáy và nắp rộng 1,5 m, bề dày vách hai bên 1m. Tốc độ xe cộ lưu thông, di chuyển trong hầm có thể đạt 60 km/giờ.
Lợi ích to lớn cho khu vực 2 bên mà Hầm Thủ Thiêm mang lại
Có thể nói giá trị, lợi ích to lớn nhất mà Hầm Thủ Thiêm mang lại đó chính là giúp cho việc di chuyển từ những khu vực lân cận cũng được khai thông các vấn đề ách tắc cục bộ. Bên cạnh đó, hầm Thủ Thiêm đưa vào hoạt động cũng rút ngắn thời gian di chuyển từ trung tâm TP về các tỉnh miền Đông lẫn miền Tây.
Đồng thời, sự phát triển của khu vực Q2 không thể bỏ qua sự xuất hiện và có mặt của đường hầm Thủ Thiêm. Hàng loạt các dự án BĐS nổi lên và trong đó phải kể là dự án BĐS sinh lời cao Đảo Kim Cương.
BĐS ở 2 đầu hầm Thủ Thiêm liên tục nhận được sự đầu tư của các CĐT
Hầm Thủ Thiêm góp phần thúc đẩy và phát triển giao thông liên vùng và làm vực dậy giá trị BĐS ở KĐT mới Thủ Thiêm và cả Q2, hàng loạt các dự án nhà phố, căn hộ của các ông lớn BĐS như: Hongkong land, Capitaland, Đại Quang Minh, Keppel Land, LOTTE, Novaland, SonKim land, … lần lượt được đưa vào thi công và triển khai mạnh mẽ, từ đó làm thay đổi bộ mặt KĐT mới Thủ Thiêm cho đến thời điểm hiện tại:
Dưới đây là tổng hợp một số dự án BĐS CHCC Q2 có vị trí gần công trình giao thông trọng điểm này:
Dự án Empire City ở khu vực trung tâm hành chính Q2.
KĐT Sala có địa chỉ: số 10 Mai Chí Thọ Q2. Được biết rằng dự án này đã hoàn thành phần lớn các phân khu như Sarina, Sarica, Sadora, Sarimi, …
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”