Siêu cảng trong tương lai – Cảng Cái Mép Thị Vải
Thông tin cơ bản về cảng Quốc tế Cái Mép – Thị Vải
Đầu của những năm 1990, nhận ra những hạn chế của cụm cảng SG, Chính phủ đã dành sự quan tâm vào việc xây dựng cảng này nhằm phục vụ cho Kv.Nam Bộ và NTB. Thị Vải – Cái Mép được lựa chọn vì nằm gần khu vực hội tụ nhiều nhà máy sản xuất Đông Nam Bộ, hơn nữa nằm trên vị trí quan trọng là tuyến đường hàng hải quốc tế từ Hong Kong tới Singapore.
Cảng Thị Vải – Cái Mép là cụm cảng biển tại Bà Rịa – Vũng Tàu, ngay cửa S.Thị Vải và S.Cái Mép. Cảng Quốc tế được thiết kế để tiếp nhận được các container có trọng tải rất lớn lên tới 80.000 DWT và công suất là 600-700 nghìn TEU mỗi năm. Công suất cảng đạt là 1,6-2 triệu tấn/năm.
Theo Cục Hàng hải Việt Nam, lượng hàng hóa thông qua tại cảng biển khu vực Cái Mép – Thị Vải chiếm ít nhất 50% tổng lượng hàng hóa được thông qua các cảng biển cả nước. Cảng đã được đánh giá là một cảng hiện đại, có được sự đầu tư đồng bộ và có một vị trí địa lý bậc nhất tại Đông Nam Á
Hoạt động kinh doanh tại cảng Thị Vải – Cái Mép
Nếu trung tâm trung chuyển quốc tế hình thành, hàng hóa xuất khẩu có thể đi trực tiếp tới những thị trường xa, ít nhất 29% khối lượng container xuất nhập khẩu tại nhóm cảng số 5 không cần phải trung chuyển qua cảng tại Singapore hay cảng Hongkong.
Do cảng ở TP.Hồ Chí Minh chỉ nhận cỡ tàu lớn nhất có sức chở hơn 3 nghìn Container, vì vậy hầu hết container xuất nhập khẩu khu vực vẫn phải trung chuyển tới cảng trung chuyển của các nước trong khu vực.
Điều này làm cho mỗi một container đem đi xuất khẩu sẽ mất thêm gần 200 USD cho chi phí bốc & xếp hàng, chuyển tải qua lại tại những bến cảng của nước khác.
Không chỉ là giải quyết bài toán về hàng hóa vận tải biển xa của Việt Nam, mà việc hình thành các tuyến từ Cái Mép tới châu Âu và Mỹ cũng là bước đầu để có thể thu hút hàng trung chuyển quốc tế. Từ đó đưa Thị Vải tham gia được vào mạng lưới lớn những cảng trung chuyển ở trong khu vực và thế giới. Đây là một trong những lợi ích không chỉ là của kinh tế ĐNB mà còn ở tầm quốc gia.
Cảng Cái Mép có công suất rất lớn.
Tàu MSC Auriga đã từng cập cảng SSIT tại Cái Mép Thị Vải. Tàu đã xếp dỡ hơn 15 nghìn Container, đây chính là kỷ lục của tất cả các tàu nước ngoài đã từng đi vào Việt Nam.
Chiều dài con tàu lên tới 356 mét và trọng tải là 160 nghìn tấn và chở được 15 nghìn container 20 feet.
Cảng Cái Mép sáng ngang cùng các cảng lớn Singapore
Thủ tướng chính phủ – ông Nguyễn Xuân Phúc từng ủng hộ cho việc nạo vét luồng sông và tạo kết nối giao thông cho cụm Cái Mép – Thị Vải cạnh tranh ngang hàng cùng với Singapore.
Ông Nguyễn Xuân Phúc đánh giá rằng ĐNB phát triển được là nhờ có cảng. Riêng trong năm 2020, cảng biển tại đây có gần 113 triệu tấn hàng ra vào, chiếm tới 16% tổng hàng hóa của cả nước và chiếm tới 34% tổng hàng container thông qua tại các cảng biển Việt Nam.
Báo cáo với Thủ tướng ông Nguyễn Văn Thọ cho biết địa phương đã có kết nối với các tỉnh thành nằm trong vùng kinh tế trọng điểm ở khu vực phía Nam và Tây Nam Bộ bằng QL.51 là duy nhất. Nhưng ở thời điểm hiện tại, con đường đang bị quá tải, ách tắc giao thông xảy ra thường xuyên, ảnh hưởng rất lớn đến việc vận chuyển để tới cảng Cái Mép và Thị Vải.
Ông Thọ đã đề xuất phải đầu tư cho các dự án có tính kết nối mang lại lợi ích cho việc vận chuyển như đường sắt Biên Hòa – Vũng Tàu, hay đường VĐ.4 và các nút khác trên QL. 51… việc làm này là hết sức cần thiết và “cấp bách”.
Thủ tướng đã nhất trí và ưu tiên nạo vét luồng sông để cho các tàu lớn ra vào thuận tiện hơn . Ông cũng ủng hộ việc đầu tư vào CT. Biên Hòa – Vũng Tàu hay cầu Phước An.
Một số ý kiến khác đề xuất việc nạo vét, tăng độ sâu xuống âm 15,5 m để đón các tàu lớn hơn; ngoài ra vẫn phải triển khai kết nối giao thông giữa đường bộ với đường cao tốc.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”