Cầu Đồng Nai – Vai trò kết nối khu vực
Thông tin tổng quan của dự án Cầu Đồng Nai 2
Việt Nam thời điểm hiện tại đã và đang ngày càng quan tâm chú ý đến cơ sở hạ tầng xây dựng giao thông, liên tục đề ra những giải pháp và chủ trương để mở rộng TP với quy mô rộng lớn hơn.
Hàng loạt dự án, công trình xây dựng CSHT giao thông cận kề với KDC kết nối với khu vực phía đông SG nhanh chóng được các cơ quan chức năng và chính quyền phê duyệt. Nhằm đáp ứng phục vụ, phù hợp với các nhu cầu phát triển, thúc đẩy kinh tế thần tốc của TP. Biên Hòa.
Dự án đang nằm trong quá trình khởi công chính là trục đường Hương Lộ 1 quy hoạch xây dựng ở trong giai đoạn 1. Như bản quy hoạch tổng quát thì sau khi hoàn thành và sử dụng, đường Hương Lộ 2 sẽ có chiều dài là 17km dọc theo ven sông Đồng Nai theo hướng quốc lộc QL51 có tên gọi mới là đường Ngô Quyền.
Ngoài dự án cầu Đồng Nai 2 thì UBND tỉnh cũng chính thức phê duyệt các dự án có tầm quan trọng khác như là: Cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, Cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, Cao tốc Dầu Giây – Phan Thiết, Đường ven sông Hương Lộ 2, Cầu Cát Lái, cảng quốc tế Long Thành.
Con đường sẽ đi qua KĐT mới Aqua City – Đồng Nai, Long Hưng City Biên Hòa New City. Là trục đường liên kết với cao tốc Long Thành – Dầu Giây và cũng sẽ là đường đi ra cảng Long Thành.
Cơ sở hạ tầng quanh khu vực mới cầu Đồng Nai 2
Năm 2020, nền kinh tế của tỉnh Đồng Nai trên đà tăng trưởng và phát triển khá tốt dù cũng phải chịu tác động nặng nề của Covid -19. Cụ thể, tổng thu nhập bình quân trong tỉnh (GRDP) đã tăng lên là 4,58% so với cùng kỳ năm 2019, thu nhập bình quân đầu người (GDP) đạt đến mức 4.980 USD.
Theo SKHĐT Đồng Nai, năm 2020 tỉnh đã thu hút đầu tư tại khu vực đạt 29.000 tỷ đồng, bằng 290% so với kế hoạch của năm, bằng 85% so với cùng kỳ. Trong đó vốn đầu tư nhận được nước ngoài (FDI) đạt khoảng 1,2 tỷ đô, bằng 120% so với kế hoạch; xuất siêu lên tới 4,3 tỷ đô.
Chỉ số sản xuất và phát triển CN tăng lên 6,2%, trong đó ngành CN chế tạo và chế biến tăng là 8,2% trong khi tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu mảng dịch vụ tăng là 5,5% so với cùng kỳ năm, đạt con số 182 nghìn tỷ đồng.
Đặc biệt, năm 2020 Đồng Nai đã tiếp tục là tâm điểm của các những dự án xây dựng cỡ quốc gia. Cụ thể, bên cạnh cảng quốc tế Long Thành đã đi vào khởi công, Đồng Nai còn có dự án lớn tầm cỡ quốc gia như: dự án cao tốc Long Thành – Dầu Giây, kéo dài metro Bến Thành – Suối Tiên đến Biên Hòa, metro Thủ Thiêm – sân bay Long Thành, đường cao tốc Bến Lức – Long Thành, Biên Hòa – Vũng Tàu, Dầu Giây – Phan Thiết.
Đòn bẩy phát triển BĐS của khu vực
Khi các dự án hoàn thiện CSHT ở đây hoàn thành và đưa vào sử dụng thì việc di chuyển, đi lại thông thương giữa hai tỉnh thành Đồng Nai và TPHCM sẽ trở nên dễ dàng hơn. Khu vực này sẽ là nơi đáng sống nhất khu vực, chưa kể đến việc sở hữu BĐS ở đây ngay lúc này với mức giá giao động là không quá cao.
Chỉ giao động khoảng 20tr/ 1m vuông còn so với BĐS tại HCM thì giá nhà đất sẽ cao hơn gấp nhiều lần.
Khi cầu Đồng Nai 2 được xây dựng xong, đưa vào sử dụng thì việc di chuyển, kết nối đi lại và thông thương giữa các khu vực trên địa bàn sẽ dễ dàng hơn. Kéo theo đó là kinh tế, TMDV sẽ thúc đẩy tăng trưởng nhanh, đời sống dân cư được nâng cao hơn.
Thôi thúc thị trường BĐS khu vực tăng trưởng và phát triển hơn thể đáp ứng cho nhu cầu cuộc sống chất lượng cao hơn của người dân.
Hàng loạt các dự án KĐT mới được xây dựng ở đây như: Paradise – Kim Oanh, Biên Hòa New city – Golf Long Thành, Long Hưng City – Donacoop, Aqua city – Novaland, Waterfront – Nam Long. Trong các dự án đang được quy hoạch trên thì Aqua City chính là một dấu ấn vô cùng đặc biệt.
Cầu Đồng Nai 2 và sư phát triển CSHR tác động đến BĐS khu vực
Sự phát triển của xã hội mới và kinh tế, CSHT Đồng Nai đã và đang thổi một luồng gió mới vào thị trường BĐS. Nhiều NĐT trong và ngoài nước như Swan city, PN Holding, Đất Xanh, Keppel Land, Tín Nghĩa, Novaland, đều đang truy lùng các quỹ đất và triển khai các dự án tại tỉnh Đồng Nai khiến thị trường BĐS tại đây trở nên sôi động.
Bốn KCN lớn nhất của Trảng Bom là Bàu Xéo, Giang Điền, Hố Nai, Sông Mây đang hoạt động đông đảo và nhộn nhịp kéo theo đó là các nhu cầu về chỗ ăn, ở, nhà ở lớn. Trong khi đó, Long Thành cũng sẽ thúc đẩy sau khi cảng hàng không Long Thành được đưa vào hoạt động. Nhu cầu nhà ở, BĐS chắc chắn cũng sẽ được thúc đẩy và tăng”.
Đặc biệt, bên cạnh Biên Hòa các khu vực khác tình Đồng Nai như Long Thành hay Trảng Bom cũng đang nổi lên về giá trị BĐS như “điểm nóng” mới. Chủ tịch Nguyễn Phúc Nam, tập đoàn PN Holding, cho rằng : “Trảng Bom có tiềm năng để phát triển vì giáp ranh TP Biên Hòa, là KĐT đông dân thứ 2 của tỉnh Đồng Nai chỉ sau Biên Hòa và được xem là KCN, logistic mới tiềm năng của khu vực.
Một số chuyên gia đã phân tích và đánh giá BĐS cũng cho rằng TP Biên Hòa, Trảng Bom đã xuất hiện rất nhiều cơ hội đầu tư BĐS rõ nét do dân cư sinh sống đông, CN và dịch vụ phát triển nhanh.
Theo như kế hoạch của cơ quan chính quyền trong giai đoạn 2020-2025, huyện Trảng Bom sẽ là TX Trảng Bom. Điều này mở ra cơ hội cho Trảng Bom có thể tiếp tục thúc đẩy đầu tư hệ thống CSHT giao thông và nâng cấp hạ tầng của xã hội, thu hút nhiều vốn đầu tư cho các dự án phát triển KĐT hiện đại.
Còn Long Thành cũng có những tiềm năng để phát triển nhưng các NĐT nên xác định là theo những phương án đầu tư dài hạn hơn. Bởi thời gian xây dựng và hoàn thiện được sân bay, hệ thống CSHT giao thông kết nối đồng bộ cần phải có nhiều thời gian.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”