Bong bóng bất động sản 2008 – thương vụ chấn động
Bong bóng bất động sản 2008 được nhận định là một thương vụ chấn động lịch sử khi trong khoảng thời gian rất ngắn chỉ 1 năm nhưng giá đất đã chứng kiến sự tăng trưởng nhanh chóng về giá đất và cũng giảm nhanh đột ngột.
Toàn cảnh hiện tượng bong bóng bất động sản 2008
Bất động sản năm 2008 nổi bật với 2 mùa rõ rệt với đầu năm là mùa hè nóng nực và cuối năm là mùa đông lạnh giá. Vào đầu năm, giá BĐS tăng nhanh chóng được tính theo từng giờ từng phút cùng mức tăng ghi nhận tới vài trăm phần trăm. Thời điểm cuối năm là lúc bong bóng bị vỡ và giá đất trở về với giá bán thực sự của nó. Điều này khiến cho nhiều người lao theo bong bóng đã phải ôm trái đắng.
Cụ thể, vào cuối năm 2007 tới đầu năm 2008 thì thị trường nhà đất Hồ Chí Minh; khu vực Đông Nam Bộ đã rơi vào tình trạng sốt giá chưa từng có từ trước tới nay. Giá đất tăng lên theo từng giờ không như những tháng trước đó.
Ghi nhận chỉ trong 3 tháng từ tháng 12/2007 – tháng 02/2008 đã ghi nhận mức giá đất tăng bình quân 300%, và có những nơi đã ghi nhận mức tăng tới 500%. Sự tăng giá là thế nhưng việc mua – bán vẫn diễn ra sôi động với các dự án chung cư luôn trong tình trạng cháy hàng và không có hàng để bán.
Diễn biến bong bóng BĐS năm 2008
Vào thời điểm năm 2008, nhà nhà người người đua nhau mua BĐS vì mức giá tăng nhanh như vậy nên việc họ bỏ túi kha khá sau khi mua đi – bán lại rất dễ dàng. Bởi vì hấp dẫn là thế nên nhiều người bị cuốn vào cơn sốt mà không hề biết rằng nguy cơ vỡ bong bóng nhà đất sẽ diễn ra. Trong khoảng giai đoạn đó, chưa ai biết tới bong bóng nhà đất là gì vì họ chỉ biết tới rằng giá đất có chiều hướng tăng nhanh chóng nên khi có tiền và mua đi bán lại sẽ có lời.
Tình hình bong bóng diễn ra từ khu Nam Sài gòn tới các khu vực vùng lân cận gồm: Nhơn Trạch; Long Thành; Bến Cát; Thủ Dầu Một;…Giá đất tại các khu vực ghi nhận tăng lên ít nhất 3 lần.
Cho tới khoảng tháng 04/2008, thị trường địa ốc đã có những dấu hiệu tháo chạy rõ ràng khi chính sách về tiền tệ bị thắt chặt và đưa ra khiến nguồn cung từ phía ngân hàng không còn nước. Lúc đó, giá nhà đất đã sụt giảm liên tục với tốc độ chóng mặt.
Trong vòng 6 tháng liên tục giảm giá, tới thời điểm cuối năm 2008 thì giá nhà đã ghi nhận mức giảm bình quân 50% so với đỉnh cơn sốt.
Nguyên nhân dẫn tới bong bóng bất động sản 2008
Có 4 nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng bong bóng nhà đất trong năm 2008 gồm:
- Thứ nhất: Các chính sách về tiền tệ dễ dãi đã khiến cho nguồn cung thiếu kiểm soát và bong bóng bị phình to.
- Thứ hai: hệ thống ngân hàng đã buông lỏng vấn đề về quản lý rủi ro tín dụng và nguồn vốn cho vay
- Thứ ba: chính sách, thể chế trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản chưa hoàn thiện. Từ đó dẫn tới các sai phạm trong triển khai xây dựng các dự án.
- Thứ tư: Tiềm lực tài chính của các chủ đầu tư còn yếu kém, thiếu kinh nghiệm trong quản trị rủi ro.
- Thứ năm: Sự tác động từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến các vấn đề của thị trường BĐS bị trầm trọng thêm.
Ngoài các yếu tố trên thì không thể thiếu đó chính là tâm lý phong trào và theo đám đông của các nhà đầu tư, đầu cơ thời điểm đó. Kiến thức về đầu tư BĐS của họ không có nên họ không lường trước được các rủi ro khi đầu tư và không biết được các yếu tố để đánh giá một dự án như thế nào là đáng để đầu tư mà họ chỉ biết vay mượn và mua bán theo số đông.
Giải pháp để bong bóng bất động sản năm 2008 không trở lại
Hình ảnh bóng ma bong bóng nhà đất năm 2008 hiện đang lởn vởn với các cơn sốt đất cục bộ đang diễn ra tại các địa phương với lượng giao dịch ít ỏi. Tình hình này cần phải được ngăn chặn sớm.
Giải pháp siết chặt vốn tín dụng
Các chuyên gia đã đưa ra nhận định rằng khi vốn tín dụng ngân hàng chảy vào thị trường BĐS nhiều sẽ khiến cho nguồn cung tăng nhanh trong khi đó nguồn cầu thì không có. Điều này dẫn tới tình trạng đóng băng như trong giai đoạn trước đó. Thực tế hiện nay thì nguồn cung đang ngày càng khan hiếm trong khi nguồn cầu lại tăng lên nhanh chóng sẽ dẫn tới nguy cơ bong bóng.
Các chuyên gia đã nhận định rằng, giá nhà biệt thự đã ghi nhận tăng tới 82% theo năm, phân khúc đất nền nhiều nơi đã tăng tới 40-50%. Trong khoảng thời gian 2 năm vừa qua thì các dự án thuộc phân khúc nhà ở xã hội và thu nhập thấp được cấp mới khá hạn hẹp mặc dù nhu cầu của loại hình này khá lớn.
Chính áp lực tăng giá đi cùng tỷ lệ lạm phát tăng cao nhưng tín dụng bị thắt chặt sẽ khiến cho hoạt động thị trường BĐS chậm lại trong khoảng thời gian ngắn. Tại thị trường Hà Nội, TP Hồ Chí Minh lần đầu tiên diễn ra tình trạng đói nguồn cung một cách trầm trọng và giá bán tăng cao. Điều này thể hiện sự bất ổn của thị trường BĐS.
Giảm dòng vốn cho thị trường BĐS
Tín dụng BĐS hiện nay đang bị siết chặt trước tình hình dòng vốn cho thị trường đang có dấu hiệu tăng nóng. Chính phủ; ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo về kiểm soát dòng vốn chảy vào lĩnh vực nhà đất từ kênh tín dụng; trái phiếu. Đồng thời; nhiều ngân hàng đã có các động thái quyết liệt về việc tạm dừng cho vay lĩnh vực địa ốc.
Nhiều chuyên gia đã nhận định rằng cho tới một thời điểm nhất định khi giá bán tăng cao sẽ khiến cho tính thanh khoản không còn. Khi đó thì bong bóng sẽ bị vỡ và lượng giao dịch giảm mạnh, giá bán bắt đầu lao dốc. Thời điểm hiện nay, nguồn cung hạn hẹp nhưng giá tăng cao và tín dụng bị siết lại nên nhiều người đã lo ngại rằng tình hình bong bóng bất động sản 2008 sẽ tái diễn.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”