Tiến độ mở rộng của dự án Xa Lộ Hà Nội
Tổng quan về vị trí tuyến Xa Lộ Hà Nội.
Năm 1984 tuyến đường đổi tên gọi mới là Xa lộ Hà Nội nhân dịp lễ kỷ niệm 30 năm giải phóng Thủ đô Hà Nội, tên gọi khác của con đường là QL 52.
Tuyến đường sau khi được hoàn thành và đưa vào sử dụng đã là con đường nối liền tỉnh Đồng Nai và Tp HCM với nguồn vốn từ Hoa Kỳ đầu tư và được xây dựng từ năm 1957 đến nay.
Chiều dài toàn tuyến là 31km, điểm bắt đầu từ chân Cầu SG – thuộc địa phận của Q.Bình Thạnh, Tp.HCM và kết thúc của tuyến là nút giao cắt quốc lộ 1A đoạn ngã 3 Chợ Sặt, P.Tân Biên, Tp.Biên Hòa.
Tuyến được khởi công từ tháng 7/1957, hoàn thành vào tháng 4/1961. Được quy hoạch gồm 16 làn có tổng chiều rộng lên tới 142m đi qua địa phận 3 tỉnh thành là Đồng Nai, Bình Dương và TP HCM.
Lợi ích xa lộ Hà Nội mang lại cho thành phố HCM
Xa Lộ Hà Nội có một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc kết nối tam giác kinh tế là tỉnh Bình Dương, TP Biên hòa và TP.HCM. Dân cư và xe cộ đông đúc, hàng hóa trung chuyển liên tục từ các quận huyện vào trung tâm Tp.HCM cũng sẽ thuận lợi và dễ dàng hơn.
Khi trục đường này luôn được các cơ quan tp thực hiện mở rộng, bảo trì và đầu tư thêm cả cầu vượt và hầm chui. Hơn thế còn mở rộng thêm để có thể giải quyết vấn đề lưu lượng xe lưu thông ngày càng lớn.
Các công trình hiện tại đang được tiến hành thi công:
- Tuyến Metro số 1 (song song với Xa lộ Hà Nội)
- Bệnh viện Ung Bướu cơ sở 2 (Q9)…
- Bến Xe Miền Đông mới (Q9),
Tiến độ mở rộng thêm của dự án Xa Lộ Hà Nội
Năm 2009 dự án mở rộng và nâng cấp tuyến Xa Lộ Hà Nội với mức ngân sách đầu tư được phê duyệt là 2.287,8 tỷ đồng. Cho tới năm 2016 UBND TP đã điều chỉnh với mức đầu tư lên trên 4.905 tỷ đồng. Dự án mở rộng và nâng cấp xa lộ Hà Nội bao gồm những hạng mục sau: cầu vượt, hệ thống cống thoát nước, đường ống nước, thi công mặt đường vỉa hè.
Dự án nâng cấp Xa lộ Hà Nội chính thức khởi công tháng 4-2010. Công trình được hoàn thành trong 36 tháng từ ngày CII được bàn giao mặt bằng.
Nhưng đến tháng 9-2019, khi lưu thông trên tuyến đường vẫn còn nhiều phần mặt bằng xây dựng vẫn chưa giải tỏa. Cụ thể, trên địa bàn Q9 vướng mắc giải tỏa một đoạn có chiều dài 800m ở khu vực của cầu Rạch Chiếc vì vẫn còn tới 28 hộ dân và một vài doanh nghiệp, đơn vị, cá nhân vẫn chưa chịu di dời.
Khi nào thì sẽ hoàn thành?
Mức bồi thường cho việc giải tỏa mặt bằng của dự án mở rộng Xa Lộ Hà Nội đi qua địa bàn Bình Dương hiện đã có sự chênh lệch tăng tới 2.780 tỷ đồng theo như BQL dự án cho hay.
Tuyến Metro số 1 (Bến Thành – Suối Tiên)
Sau khoảng thời gian thi công dài đằng đẵng – hơn 10 năm, công trình cho đến thời điểm hiện tại cũng đã hoàn thành khoảng 75% khối lượng thi công, về tiến độ giải ngân và thi công đều đang đạt yêu cầu so với thực tế. Trong đó có tuyến đường giao thông di chuyển trên đoạn xa lộ Hà Nội từ đoạn chân cầu SG đến Khu Đại học Quốc gia đạt 100% khối lượng.
Số tiền đền bù có việc giải tỏa đã tăng gần như gấp đôi so với mức đền bù của UBND TP.HCM đưa ra với số tiền là 1.410 tỷ đồng năm 2016. Ở khía cạnh khác của BQL dự án cho rằng do giá đất khu vực này được đền bù vao năm 2017 đã tăng lên đáng kể so với giá đất được đền bù năm 2012.
Bên cạnh đó, cuối tháng 12/2017, UBND TP đã tạm ngưng thu phí tại trạm BOT xa lộ Hà Nội sau khi CĐT thu đủ hoàn vốn đầu tư cho dự án cầu Rạch Chiếc.Theo thông tin mới nhất đã được cập nhật, Trạm BOT Xa lộ Hà Nội đang chuẩn bị cho hoạt động trở lại để hoàn vốn cho dự án mở rộng nâng cấp Xa lộ Hà Nội và QL1.
Thông tin cơ bản quy hoạch của tuyến đường
Tính từ năm 2018, Tp.HCM đã gần như hoàn thành việc nâng cấp và mở rộng một vài đoạn đường, bao gồm cả tuyến đường song hành của Xa lộ Hà Nội. Ban đầu, lòng đường chỉ có chiều rộng 21 mét nhưng cho đến nay thì đã được nâng cấp rộng tới 142 mét.
Xa lộ đi qua địa phận các quận huyện bao gồm: Q2, Q9, Dĩ An, Q. Thủ Đức và Tp.Biên Hoà:
Đoạn 1: Bắt đầu từ chân cầu SG đến nút giao Bình Thái quy hoạch với 16 làn xe.
Đoạn 2: Bắt đầu từ nút giao Bình Thái tới ngã tư trạm 2 quy hoạch với 16 làn xe chạy.
Đoạn 3: Bắt đầu là ngã tư trạm 2 tới ngã ba Tân Vạn quy hoạch với 14 làn xe chạy.
Đoạn 4: Từ ngã 3 Tân Vạn cho đến ngã 3 Chợ Sặt được CĐT quy hoạch với 6 – 8 làn xe
Các hầm chui, cầu lớn, cầu vượt trên tuyến: Cầu SG (12 làn xe), Cầu Suối Cái(14 làn xe), Cầu Rạch Chiết(10 làn xe), Cầu Đồng Nai(9 làn xe), Cầu vượt nút giao Trạm 2(8 làn xe), Hầm hở ở nút giao ĐHQG (8 làn xe), Cầu vượt ngã 4 Thủ Đức(4 làn xe), Cầu vượt nút giao Tân Vạn(4 làn xe), Hầm chui Tam Hiệp(4 làn xe), Cầu vượt Ngã tư Vũng Tàu(4 làn xe), Cầu vượt Amata(4 làn xe)
Cư dân tại các tỉnh ngoại ô di chuyển vào trung tâm TP với lưu lượng ngày càng đông, chưa kể tới việc dọc trục đường là trục đường của hàng loạt các khu CNC, chợ và các trường đại học,…
Để giải quyết các vấn đề ách tắc giao thông khu vực, nhà nước đã mở rộng Xa lộ Hà Nội với chiều dài là 15,7km cho 12-16 làn xe di chuyển.
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”