Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai mới nhất 2024
Tranh chấp đất đai là tình huống phổ biến và thường xuyên xảy ra trong xã hội. Khi việc hòa giải không thành công hoặc không có sự đồng ý từ các bên liên quan, việc gửi đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai đến UBND xã, phường, thị trấn là bước cần thiết. Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai được RICH STAR LAND cung cấp trong bài viết dưới đây.
Mẫu đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai gửi UBND xã
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc …….ngày…..tháng….. năm….. ĐƠN ĐỀ NGHỊ HÒA GIẢI TRANH CHẤP ĐẤT ĐAI Kính gửi (1): Uỷ ban nhân dân xã (phường, thị trấn) Hồi Xuân Họ và tên (2): TRƯƠNG TUẤN DƯƠNG Sinh năm: 1990 CMND/CCCD số: 1928346753 Ngày cấp: 20/02/2021 Nơi cấp: Cục quản lý hành chính trật tự xã hội Nơi ở hiện nay: Quan Hóa – Thanh Hóa Nơi đăng ký thường trú tại: Quan Hóa -Thanh Hóa Tôi viết đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) giải quyết tranh chấp đất đai giữa gia đình tôi với gia đình ông (bà): HÀ THỊ NGỌC Tôi trình bày sự việc như sau: Gia đình tôi có thửa đất tại thôn Xuân Lương thị trấn Hồi Xuân được cấp GCNQSDĐ ngày 10 tháng 5 năm 2015 tờ số 11 tại thửa 05 diện tích 200 m². Tôi đã sử dụng thửa đất từ năm 2015 đến nay. Trước phần đất nhà tôi là rãnh nước chung với nhà ông/bà Ngọc. Rãnh nước này đã có từ trước nhưng không thuộc quyền sở hữu của ai mà là rãnh nước chung. Hiện nay, tôi đang tiến hành thi công xây dựng nhà ở. Phần mái tầng trên tôi có xây ban công lùi ra phía rãnh nước thì gia đình nhà ông/ bà có xảy ra tranh chấp với gia đình tôi và cho rằng phần rãnh nước này là của họ. Đến nay, mặc dù hai bên đã thương lượng và tự hòa giải nhưng không thể giải quyết tranh chấp trên. Do vậy, tôi làm đơn này đề nghị UBND xã (phường, thị trấn) tổ chức hòa giải tranh chấp đất giữa gia đình tôi với gia đình bà Ngọc, trú tại thị trấn Hồi Xuân nhằm xác định người có quyền sử dụng đối với diện tích đang xảy ra tranh chấp theo đúng quy định. Tôi cam đoan với UBND những thông tin trên hoàn toàn đúng sự thật. Kính mong UBND xem xét đơn đề nghị và sớm tổ chức hòa giải tranh chấp đất đai theo quy định. Tôi chân thành cảm ơn ! Tài liệu kèm theo: -……………………… | |
| NGƯỜI VIẾT ĐƠN (ký, ghi rõ họ tên)
|
Tải ngay: Mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai
Cách viết đơn yêu cầu hòa giải tranh chấp đất đai
Kính gửi: Ủy ban nhân dân + tên xã, phường, thị trấn nơi có đất xảy ra tranh chấp.
Thông tin về người làm đơn: Vui lòng cung cấp đầy đủ thông tin như họ và tên, số hộ khẩu thường trú, địa chỉ hiện nay, số điện thoại liên lạc của người làm đơn.
Trình bày sự việc: Người viết đơn cần mô tả lại sự việc dẫn đến tranh chấp đất đai giữa các bên theo thứ tự thời gian và nêu rõ hành vi của người gây ra tranh chấp. Mọi thông tin về nguồn gốc và quá trình sử dụng đất cũng cần được trình bày rõ ràng.
Ví dụ như nêu nguồn gốc và quá trình sử dụng đất theo dòng thời gian:
+ Gia đình tôi có thửa đất 300m2 có địa chỉ tại Thôn A, xã B, huyện C, tỉnh H có tứ cạnh giáp với thửa đất của các hộ gia đình là: ông Nguyễn Văn Đ, Nguyễn Văn L và Nguyễn Văn K. Nay là thửa đất số 37, tờ bản đồ số 12, diện tích 300m2, địa chỉ tại…
+ Thửa đất này có nguồn gốc được thừa kế từ bố tôi là ông T, gia đình tôi làm nhà và sinh sống ổn định trên thửa đất này…
+ Nêu thời điểm, nguyên nhân phát sinh tranh chấp đất đai; diễn biến tranh chấp đất đai; Quan điểm của các bên trong tranh chấp
Đến tháng….. gia đình ông Nguyễn Văn L đột nhiên làm rào lấn sang lối đi chung, đã tháo dỡ cổng sắt đang lắp ở sát đất nhà ông H và đưa ra xây dựng ngay đầu lối đi nội bộ giáp với đường xóm bịt lối đi chung và không gia đình tôi sử dụng lối đi đó. Tôi có sang nói chuyện thì ông L thì ông nói đây là lối đi thuộc sở hữu của nhà ông, ông đặt cổng ở đâu là quyền của ông. Việc làm này đã ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống hàng ngày của gia đình tôi.
Nêu yêu cầu giải quyết: Tùy thuộc vào loại tranh chấp cụ thể, người viết đơn có thể yêu cầu tổ chức hòa giải để xác định quyền sử dụng đất cho các bên liên quan.
Tài liệu kèm theo (nếu có): Thường là các giấy tờ như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (Sổ đỏ, Sổ hồng), hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất và các văn bản liên quan đến quyền sử dụng đất.
Trong một số trường hợp, tài liệu này không bắt buộc, đặc biệt là khi tranh chấp xảy ra với đất chưa được cấp giấy chứng nhận, hoặc không có giấy tờ liên quan đến quyền sử dụng đất theo quy định tại Luật Đất đai và Nghị định điều chỉnh.
Xem thêm các kiến thức mẫu đơn đất đai liên quan khác:
Tranh chấp đất đai có thể được giải quyết theo những hình thức nào?
Theo Điều 203 của Luật Đất đai 2013, thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai được quy định như sau:
- Trong trường hợp tranh chấp đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không giải quyết được, tranh chấp sẽ được xử lý như sau: Nếu đương sự có Giấy chứng nhận hoặc một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp liên quan đến tài sản gắn liền với đất, vụ việc sẽ được giải quyết bởi Tòa án nhân dân.
- Trong trường hợp đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này, họ có thể lựa chọn một trong hai phương án sau:
- a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 của Điều này.
- b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
- Trong trường hợp đương sự quyết định giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền, quy trình giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
- a) Nếu tranh chấp xảy ra giữa các hộ gia đình, cá nhân, hoặc cộng đồng dân cư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ tiến hành giải quyết. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định, bên có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- b) Nếu một bên trong tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, hoặc doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành giải quyết. Trong trường hợp không đồng ý với quyết định, bên có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính.
- Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai phải đưa ra quyết định. Quyết định này có hiệu lực thi hành và phải được các bên tranh chấp tuân thủ. Trong trường hợp các bên không tuân thủ, sẽ thực hiện cưỡng chế thi hành.
Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai gồm có những gì?
Hiện tại, không có quy định cụ thể về hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai. Tuy nhiên, khi có yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, người có yêu cầu cần chuẩn bị một số giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai;
- Bản sao CMND/CCCD kèm theo bản chính để đối chiếu;
- Biên bản hòa giải (nếu có) trong quá trình giải quyết tranh chấp;
- Trích lục bản đồ và hồ sơ địa chính liên quan đến diện tích đất tranh chấp;
Tài liệu chứng cứ, chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.
- Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, người có yêu cầu cần nộp tại cơ quan có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật.
Kết luận
Dù là người dân hay tổ chức, khi gặp phải tranh chấp đất đai, việc hiểu rõ quy trình giải quyết là rất quan trọng. Thông tin về mẫu đơn đề nghị giải quyết tranh chấp đất đai đã được cung cấp, và nếu cần thêm thông tin, bạn có thể tìm kiếm trên trang web của chúng tôi hoặc liên hệ trực tiếp. Hãy đảm bảo bạn có đủ kiến thức và hỗ trợ cần thiết để giải quyết vấn đề một cách hiệu quả và minh bạch.
Nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các thông tin tương tự, đừng ngần ngại truy cập batdongsan24h.vn hoặc liên hệ trực tiếp để được hỗ trợ qua các cách thức liên lạc sau:
- Hotline: 0911.497.556
- Email: info@richstarland.com
- Địa chỉ: Số 167B Đường 339, Phường Phước Long B, Thành phố Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam
Tôn chỉ hoạt động của chúng tôi là sự Uy Tín – Chân Thành – Tận Tâm – “YOUR HAPPINESS IS OUR MISSION”